Trào ngược dạ dày gây ra cảm giác khó chịu, nếu không được chữa sớm sẽ khiến người bệnh ăn uống mất ngon, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm, loét dạ dày, thậm chí có nguy cơ gây bệnh ung thư. Bệnh thường diễn biến thầm lặng, kéo dài và khi biểu hiện bệnh đã trở nặng. Tìm hiểu các dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày giúp bạn có phương án thay đổi lối sống và điều trị sớm, từ đó hạn chế tổn thương và nâng cao sức khỏe.
1. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease – GERD). Đây là một căn bệnh về tiêu hóa, khi axit dạ dày, dịch dạ dày trào ra khỏi dạ dày qua cơ thắt tâm vị ngược lên thực quản. Dịch dạ dày khi trào ngược lên thực quản sẽ gây kích thích đến niêm mạc thực quản, làm tổn thương niêm mạc thực quản khiến bệnh nhân cảm thấy đau, có thể ở mức độ nhẹ đến đau dữ dội khiến người bệnh thấy rất khó chịu.
Hiểu một cách cụ thể hơn là khi cơ thể chúng ta ở trạng thái khỏe mạnh bình thường, khi ăn uống, nạp bất kỳ nguồn thực phẩm nào vào cơ thể thì chúng đều đi xuống dạ dày qua thực quản. Khi thức ăn được đưa xuống dưới, cơ vòng thực quản sẽ tự động đóng lại để ngăn cản thức ăn có nguy cơ trào ngược lên phía trên thực quản. Tuy nhiên với bệnh trào ngược dạ dày thì phần cơ hoành thực quản đã xảy ra vấn đề nên dịch dạ dày và thức ăn trong dạ dày sẽ không được ngăn chặn lại nữa. Chúng sẽ bị trào ngược lên trên gây ra các cảm giác ợ nóng, ợ chua và khó chịu.
2. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày
Khi vùng cơ thắt thực quản hoạt động yếu, áp lực tạo ra không đủ để đóng hoặc van mở vào những khoảng thời gian không phù hợp sẽ làm trào ngược axit. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày nhưng lý do chính là bởi cơ thắt dưới thực quản suy yếu mà lượng axit dư thừa lại quá nhiều. bệnh trào ngược dạ dày
Dưới đây là những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thường gặp nhất:
- Thói quen sinh hoạt hằng ngày không khoa học: ăn nhiều bữa lớn, ăn quá nhanh, ngủ liền sau khi ăn, uống rượu bia và các chất kích thích, hút thuốc lá,…
- Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa chất béo, có tính axit như socola, đường, trái cây chua, thực phẩm cay, hương vị bạc hà, tỏi, mỡ động vật,…
- Sử dụng các loại thuốc tây gây tác dụng phụ hoặc thuốc có chứa thành phần như Teca, Marax, Bronchial, Quiberon, thuốc kháng histamin,… tác động đến cơ thể đó là gây trào ngược dạ dày.
- Mắc một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, phù nề dạ dày, viêm hang vị dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison.
- Một số nguyên nhân khác như do béo phì, stress, cường độ làm việc nhiều, phụ nữ trong thai kỳ,…
3. Dấu hiệu trào ngược dạ dày
Khi bị trào ngược axit dạ dày sẽ có nhiều triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể giúp phát hiện ra bệnh từ sớm, góp phần điều trị bệnh hiệu quả hơn. bệnh trào ngược dạ dày
Những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trào ngược dạ dày là:
Ợ chua, ợ nóng: Do axit ở dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo ra cảm giác nóng rát phần xương ức đến cổ họng. Do đó, người bệnh thường cảm thấy chua họng hoặc nóng rát khi ợ hơi. Tình trạng này xuất hiện nhiều sau các bữa ăn hoặc khi cúi gập người.
Nóng dạ dày: Trào ngược dạ dày còn gây nóng, cồn cào trong bụng do lượng axit quá nhiều, kích ứng niêm mạc dạ dày. Axit sẽ làm dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, gây nhiệt miệng, cảm giác nóng dạ dày rõ hơn.
Đau tức ngực, khó thở: Khi axit trong dạ dày tràn lên thực quản cũng làm người bệnh thấy căng tức, đau nhói ở ngực và khó chịu, nhất là vào buổi tối.
Bỗng nhiên tiết nhiều nước bọt: Khi dịch vị và axit bị trào ngược lên thực quản bắt buộc miệng phải tiết nhiều nước bọt hơn.
Buồn nôn và nôn: Khi axit trào ngược, ngoài việc khoang miệng tiết nhiều nước bọt hơn thì cùng lúc đó dạ dày luôn co bóp liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh dễ bị buồn nôn và nôn trớ.
Đắng miệng: Dịch tiêu hóa trào lên khoang miệng sẽ làm người bệnh cảm thấy miệng đắng. Tình trạng này xảy ra nhiều khi ngủ, cúi gập người hoặc khi tăng áp lực ổ bụng đột ngột.
Ngoài ra người lớn và trẻ em khi bị trào ngược dạ dày sẽ có dấu hiệu khác nhau.
Đối với người lớn: Dấu hiệu dễ nhận thấy của trào ngược axit dạ dày ở người lớn là trào ngược, bị ợ nóng, mật đắng trong miệng hoặc khó nuốt thức ăn, tăng tiết nước bọt, nhiều cơn ho hơn bình thường.
Đối với trẻ em: Trẻ bị trào ngược dạ dày thường khó nhận biết hơn người lớn. Thông thường là các dấu hiệu qua đường hô hấp như khó thở, thở khò khè. Đồng thời trẻ thường lười ăn, còi cọc, quấy khóc và chậm lớn.
4. Tác hại của bệnh trào ngược axit dạ dày
Theo thời gian, tình trạng viêm mạn tính ở thực quản do axit trào ngược lên có thể dẫn đến nhiều căn bệnh. Cụ thể các bệnh xuất hiện khi bị trào axit dạ dày mạn tính như:
Loét thực quản
Thực quản khi bị tác động trào ngược quá nhiều lần sẽ bị tổn thương bề mặt thành thực quản. Các vết loét trên bề mặt thành thực quản hình thành sẽ gây ra hiện tượng chảy máu kèm theo cảm giác đau đớn. Từ đó dẫn đến việc khó nuốt khi ăn uống, thực quản bị nóng rát và đau xương ức.
Làm bó hẹp thực quản
Người bị trào ngược dạ dày rất dễ gặp phải các triệu chứng này. Ban đầu người bệnh có thể bị ho sau đó thực quản sẽ bị co rút dần.
Gây hại đường hô hấp
Lượng axit dư thừa trào ngược theo thực quản lên đường hô hấp trên sẽ gây ra một loạt các tác hại xấu đến hệ hô hấp như: viêm họng, ho, khó thở, mắc nghẹn khi nuốt, thường xuyên bị ho khạc, sút cân,…
Barrett thực quản (thay đổi tiền ung thư thực quản)
Tổn thương do axit có thể gây ra những thay đổi trong mô lót thực quản dưới. Những thay đổi này có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư thực quản. Căn bệnh này rất khó để phát hiện và các triệu chứng của nó cũng không rõ ràng. Vì vậy cần phải thực hiện các xét nghiệm mới có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
5. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có nhiều triệu chứng khác nhau, để chẩn đoán bệnh đúng bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân.
Nội soi: là phương pháp xét nghiệm chính được sử dụng để kiểm tra niêm mạc thực quản. Sử dụng phương pháp nội soi sẽ giúp các bác sĩ nhìn nhận và đánh giá trực tiếp tình trạng trào ngược.
Kiểm tra pH thực quản: những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dai dẳng thường được chẩn đoán bằng phương pháp này. Cách kiểm tra này là phương thức duy nhất cho phép đo trực tiếp phơi nhiễm axit thực quản. Kiểm tra pH thực quản được sử dụng để đánh giá với các bệnh nhân có các triệu chứng dai dẳng, khi nội soi không thấy trào ngược dạ dày.
Chụp X-quang ống tiêu hóa trên với Barium: để xác định rõ hơn về chứng trào ngược dạ dày, các bác sĩ có thể tiến hành bằng cách chụp X-quang bari tùy thuộc theo mức độ. Phương pháp này thường kết hợp cùng nội soi để đánh giá các biến chứng liên quan đến bệnh như hẹp môn vị dạ dày,… bệnh trào ngược dạ dày
6. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trào ngược khác nhau căn cứ theo mức độ, phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.
Việc thăm khám bác sĩ nhằm phát hiện tình trạng trào ngược dạ dày và điều trị sớm giúp bệnh được khống chế và không diễn biến nặng thêm. Với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thì bác sĩ sẽ kê đơn, thường có các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên uống các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, đau họng.
Vì vậy có thể áp dụng một số cách điều trị và hỗ trợ tại nhà để cải thiện bệnh trào ngược dạ dày.
Tự phòng ngừa trào ngược dạ dày tại nhà an toàn
Chú ý về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi
Việc ăn một vài loại thức ăn không phù hợp cũng gây ra triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Vì vậy cần hạn chế những thức ăn như:
- Đồ chiên nhiều dầu mỡ
- Thịt nhiều chất béo
- Bơ và bơ thực vật
- Các sản phẩm sữa nguyên chất
- Socola, bạc hà
- Đồ uống chứa caffeine: nước ngọt, cà phê, trà, bia, rượu, nước có gas,…
Mặc dù trái cây có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe nhưng với người bị bệnh trào ngược dạ dày, cần kiêng một số trái cây có hàm lượng axit cao như: cam, bưởi, dứa, xoài, cóc,… Thay vào đó, hãy ăn chuối hoặc táo mỗi ngày để sự khó chịu của axit không quay trở lại.
Bên cạnh đó bác sĩ thường khuyến khích người bệnh cắt giảm khối lượng trong 1 bữa ăn hàng ngày. Bởi ăn quá nhiều bắt buộc dạ dày phải mở rộng, tăng áp lực thực quản, gây ợ nóng. Đồng thời, hạn chế ăn vặt đêm, sau khi ăn tối xong cần thời gian nghỉ ngơi để tiêu hóa thức ăn.
Tư thế khi ngủ
Việc nằm ngủ như thế nào cũng có tác động rất lớn đến việc phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày. Do đó cần chú ý tư thế ngủ:
- Nằm duỗi thẳng người, gối đầu cao hơn so với vùng bụng. Điều này giúp ép thức ăn chống lại cơ thắt thực quản dưới và giúp giảm áp lực trong dạ dày.
- Kê toàn bộ đầu giường cao hơn và hơi nghiêng 1 chút sẽ giúp hạn chế triệu chứng trào ngược khi ngủ.
Uống nước đúng cách
Nước uống là 1 phần cực kỳ quan trọng vì cơ thể chúng ta có tới 70% là nước. Người bị trào ngược dạ dày là bởi lượng axit trong dạ dày quá cao. Nếu có thể khống chế được lượng axit này trở nên cân bằng thì tình trạng trào ngược sẽ được giảm bớt đáng kể.
Hiện nay nước ion kiềm được xem là nước uống hỗ trợ tốt cho quá trình cân bằng axit dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược. Nước ion kiềm có pH 8.5 – 9.0 giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày do thực phẩm nhiều axit và axit do cơ thể tiết ra khi bị stress, giúp tăng tính kiềm trong nước bọt, trung hòa một phần axit dịch vị trào lên.
Các nhà khoa học tại Đại học Shiga và bác sĩ tại bệnh viện quốc gia Okura Nhật Bản đã thực hiện các nghiên cứu và khảo sát thực tế tác dụng của nước ion kiềm đối với bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày. Các nhà nghiên cứu đã cho ra kết luận sau cuộc khảo sát: “Nước ion kiềm có những tác dụng đáng kể góp phần cải thiện các chứng bệnh về đường ruột, dạ dày, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.”
Nhà khoa học Sang Whang sau một quá trình nghiên cứu lâu dài đã trả lời cho vấn đề này như sau: Để tiêu hóa thức ăn và giết chết các vi khuẩn và virus trong dạ dày thì dạ dày luôn tiết ra axit để giá trị pH dạ dày được duy trì ở mức 2 – 4. Khi chúng ta ăn thức ăn hoặc uống nước, đặc biệt là nước ion kiềm, giá trị pH dạ dày sẽ tăng lên. Điều này xảy ra sẽ có một cơ chế phản hồi trong dạ dày bắt buộc thành dạ dày tiết ra axit hydrochloric nhiều hơn để đưa pH trong dạ dày trở về theo cơ chế tự cân bằng. Trong đó các phân tử nước siêu nhỏ của nước điện giải ion kiềm thấm sâu vào tế bào, bóc tách các mảng bám ở thành ruột, chuyển hóa axit dư và làm sạch toàn bộ hệ thống đường tiêu hóa. bệnh trào ngược dạ dày
Đối với bệnh nhân trào ngược axit, axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản làm người bệnh cảm thấy khó chịu, đắng miệng và nóng rát thực quản. Khi uống nước ion kiềm, không chỉ có tác dụng trung hòa axit dư trong dạ dày mà còn hạn chế axit trào ngược lên thực quản, giảm cảm giác ợ chua nóng, làm dịu các cơn đau viêm loét từ thực quản, hỗ trợ vết loét mau lành hơn. Từ đó bệnh tình được thuyên giảm và cải thiện đáng kể.
Nước ion kiềm có rất nhiều hydro hoạt tính rất tốt cho sức khỏe. Hydro hoạt tính này khi đi vào dạ dày sẽ hỗ trợ điều hòa chức năng dạ dày tốt hơn, giảm tình trạng đầy bụng, sinh hơi trong dạ dày, nhờ đó giảm trào ngược dạ dày. bệnh trào ngược dạ dày
Trường hợp đau dạ dày ở cấp độ nặng, việc dùng các loại thuốc điều trị có thể gây buồn nôn, đắng miệng. Tuy nhiên kết hợp cùng với nước ion kiềm sẽ giúp hỗ trợ thuốc phát huy tác dụng tốt hơn, giảm đắng miệng, ăn uống ngon miệng và dạ dày hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn điều trị tốt các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về nước ion kiềm, một thức uống hằng ngày giúp cân bằng lượng axit dư thừa hiệu quả.